The Brokers's profile

Quỹ tiền tệ IMF là gì? Vai trò quan trọng của IMF

Quỹ tiền tệ IMF là gì? Vai trò quan trọng của IMF
1. IMF là gì?
IMF là gì? IMF là từ viết tắt cho thuật ngữ tiếng Anh - International Monetary Fund. Được hiểu là Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 
Vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế là gì? Đây là một tổ chức quốc tế, chuyên trách trong hoạt động giám sát hệ thống tài chính toàn cầu. Thông qua cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái, hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ tài chính cho các quốc gia hội viên.
Tổ chức IMF là một phần quan trọng của thị trường tài chính thế giới nói chung. IMF cũng là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có quy mô gần 190 quốc gia. 

2. Lịch sử hình thành, phát triển của IMF
-Tháng 7/1944, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị Bretton Woods ở New Hampshire (Hoa Kỳ). Với 44 quốc gia đã cùng nhau xây dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế chung. Tránh tình trạng cạnh tranh phá giá tiền tệ đã từng xảy ra ở thời điểm suy thoái kinh tế 1930. 
-Ngày 27/12/1945, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF được thành lập, có trách nhiệm kiểm soát việc chấp hành hiệp định về tiền tệ của các hội viên thúc đẩy mậu dịch kinh tế. 
-Ngày 01/03/1947, IMF hoạt động.
-Ngày 15/11/1947, Liên hợp quốc tán thành biểu quyết về việc công nhận IMF là cơ quan chuyên môn của khối. 
-Ngày 08/05/1947, khoản vay vốn đầu tiên được tổ chức IMF thông qua. 
Nguồn quỹ của IMF được duy trì nhờ hạn ngạch phí hội viên. 
IMF phát triển dựa theo sự chuyển biến nền kinh tế. Hai hướng trọng tâm là ổn định tỷ giá hối đoái và chống các biện pháp hạn chế - phân biệt đối xử. 
Hiện nay, IMF đã có 187 quốc gia hội viên. Trụ sở chính đặt tại Washington, D.C (Hoa Kỳ). Việt Nam kế thừa vị trí hội viên kể từ năm 1976. 

3. Cơ cấu tổ chức của IMF là gì?
-Hội đồng Thống đốc: Là cơ quan lãnh đạo tối cao của quỹ. Mỗi quốc gia sẽ cử 1 thống đốc chính thức và 1 thống đốc dự khuyết. Vị trí thống đốc chính thức tương ứng là Bộ trưởng Tài chính / Thống đốc Ngân hàng Trung ương của quốc gia đó. 
-Hội đồng Giám đốc điều hành: Là cơ quan quản lý thường trực, chịu trách nhiệm hoạt động thường ngày của quỹ, gồm 25 thành viên. Vị trí Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch IMF sẽ do các thành viên bầu ra. 
-Các ủy ban: Một số ủy ban liên quan như Ủy ban Phát triển, Ủy ban Tiền tệ và Tài chính
Về cơ cấu vận hành, IMF hoạt động theo 2 cơ cấu chính:
-Cơ cấu bộ máy hoạt động: Gồm chuyên viên và nhân viên hành chính. Đây là những viên chức dân sự quốc tế. Có chuyên môn về tài chính, kinh tế, ngân hàng, kế toán và pháp lý. 
-Cơ cấu biểu quyết: Nếu nhận được từ 85% phiếu thuận bởi Hội đồng Thống đốc sẽ được thông qua. 
4. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có vai trò gì?
IMF có vai trò quan trọng:
-Chịu trách nhiệm giám sát: Thu thập dữ liệu kinh tế,  phân tích và đánh giá. Hỗ trợ việc giám sát tình hình tài chính của hội viên và thế giới. 
-Dự báo nền kinh tế thế giới: Thông qua Triển vọng kinh tế thế giới. Bàn luận về tác động của chính sách tiền tệ, thương mại, tài khóa đối với ổn định tài chính. 
-Hỗ trợ phát triển năng lực: Trong vấn đề tư vấn và đào tạo. Tập trung phát triển nguồn nhân lực quản lý. Khả năng về thu thập và xử lý dữ liệu.. 
-Hỗ trợ về vấn đề tài chính: Áp dụng những khoản vay cho các quốc gia có nền kinh tế khó khăn. Giảm thiểu khả năng gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. 
-Trợ giúp về vấn đề kỹ thuật: Hỗ trợ kỹ thuật, công cụ và quy trình trong quản lý, vận hành hệ thống tiền tệ. Tăng cường công nghệ và tính hiện đại hóa. 

#thebrokers #imflagi

Quỹ tiền tệ IMF là gì? Vai trò quan trọng của IMF
Published:

Quỹ tiền tệ IMF là gì? Vai trò quan trọng của IMF

Published:

Creative Fields